Tất cả bài viết phù hợp với: "tin-tức-cà-phê"
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tức-cà-phê. Hiển thị tất cả bài đăng
Các nước trên thế giới gọi từ “cà phê” như thế nào ?

Các nước trên thế giới gọi từ “cà phê” như thế nào ?

Chúng ta thường được biết tới từ cà phê qua các ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh - coffee, tiếng Pháp - café. Nhưng mỗi nước trên thế giới đều có một ngôn ngữ, một chữ viết riêng, vì vậy cách họ viết và nói từ cà phê: “coffee - café …” cũng hoàn toàn khác nhau. 
Tuy không giống nhau, nhưng đa số đều có chữ viết và âm na ná, xoay quanh cụm từ café và coffee, còn lại, chỉ một số ít ngôn ngữ là có sự khác nhau rõ rệt.
Hôm nay, chúng ta thử tìm hiểu cách mỗi nước viết và gọi “cà phê” như thế nào nhé.
📚   QUỐC TÊ NGỮ  ☕   📲     kafo
ar  📚   Tiếng Ả Rập  ☕   📲     قهوة    (qahua)
sq  📚   Tiếng Albania  ☕   📲     kafe
am  📚   Tiếng Amharic  ☕   📲     ቡና   (buna)
en  📚   Tiếng Anh  ☕   📲     coffee
hy  📚   Tiếng Armenia  ☕   📲     սուրճ   (surch)
az  📚   Tiếng Azerbaijan  ☕   📲     qəhvə   (kofe)
pl  📚   Tiếng Ba Lan  ☕   📲     kawa
fa  📚   Tiếng Ba Tư  ☕   📲     قهوه   (coffee)
xh  📚   Tiếng Bantu  ☕   📲     ikhofi
eu  📚   Tiếng Basque  ☕   📲     kafea
be  📚   Tiếng Belarus  ☕   📲     кава
bn  📚   Tiếng Bengal  ☕   📲     কফি   (Kaphi)
bs  📚   Tiếng Bosnia  ☕   📲     kafu
pt  📚   Tiếng Bồ Đào Nha  ☕   📲    café 
bg  📚   Tiếng Bulgaria  ☕   📲     кафе
ca  📚   Tiếng Catalan  ☕   📲     cafè
ceb  📚   Tiếng Cebuano  ☕   📲     kape
ny  📚   Tiếng Chichewa   ☕   📲     khofi        
co  📚   Tiếng Corsi  ☕   📲     caffè
ht  📚   Tiếng Creole ở Haiti  ☕   📲     kafe
hr  📚   Tiếng Croatia  ☕   📲     kava
iw  📚   Tiếng Do Thái  ☕   📲     קפה   (coffee)
da  📚   Tiếng Đan Mạch  ☕   📲     kaffe
de  📚   Tiếng Đức  ☕   📲     Kaffee
et  📚   Tiếng Estonia  ☕   📲     kohvi
tl  📚   Tiếng Filipino  ☕   📲     kape
fy  📚   Tiếng Frisia  ☕   📲     kofje
gd  📚   Tiếng Gael Scotland  ☕   📲     cofaidh
gl  📚   Tiếng Galicia  ☕   📲     café
ka  📚   Tiếng George  ☕   📲     ყავა   (q’ava)
gu  📚   Tiếng Gujarat  ☕   📲     કોફી   (Kōphī)
nl  📚   Tiếng Hà Lan  ☕   📲     koffie
af  📚   Tiếng Hà Lan (Nam Phi)  ☕   📲     koffie
ko  📚   Tiếng Hàn  ☕   📲     커피   (keopi)
ha  📚   Tiếng Hausa  ☕   📲     kofi
haw  📚   Tiếng Hawaii  ☕   📲     kofe
hi  📚   Tiếng Hindi  ☕   📲     कॉफ़ी   (kofee)
hmn  📚   Tiếng Hmong  ☕   📲     kas fes
hu  📚   Tiếng Hungary  ☕   📲     kávé
el  📚   Tiếng Hy Lạp  ☕   📲     καφέ   (kafés)
is  📚   Tiếng Iceland  ☕   📲     kaffi
ig  📚   Tiếng Igbo  ☕   📲     kọfị
id  📚   Tiếng Indonesia  ☕   📲     kopi
ga  📚   Tiếng Ireland  ☕   📲     caife
jw  📚   Tiếng Java  ☕   📲     warung
kn  📚   Tiếng Kannada  ☕   📲     ಕಾಫಿ   (Kāphi)
kk  📚   Tiếng Kazakh  ☕   📲     кофе   (kofe)
km  📚   Tiếng Khmer  ☕   📲     កាហ្វេ   (kahve)
ku  📚   Tiếng Kurd  ☕   📲     kafir
ky  📚   Tiếng Kyrgyz  ☕   📲     кофе
lo  📚   Tiếng Lào  ☕   📲     ກາເຟ   (ka fe)
la  📚   Tiếng Latinh  ☕   📲     capulus
lv  📚   Tiếng Latvia  ☕   📲     kafija
lt  📚   Tiếng Litva  ☕   📲     kava
lb  📚   Tiếng Luxembourg  ☕   📲     Kaffi
ms  📚   Tiếng Mã Lai  ☕   📲     kopi
mk  📚   Tiếng Macedonia  ☕   📲     кафе
mg  📚   Tiếng Malagasy  ☕   📲     kafe
ml  📚   Tiếng Malayalam  ☕   📲     കോഫി   (kēāphi)
mt  📚   Tiếng Malta  ☕   📲     kafè
mi  📚   Tiếng Maori  ☕   📲     kawhe
mr  📚   Tiếng Marathi  ☕   📲     कॉफी   (Kŏphī)
mn  📚   Tiếng Mông Cổ  ☕   📲    кофе   (kofye)
my  📚   Tiếng Myanmar  ☕   📲     ကော်ဖီ   (kawhpe)
no  📚   Tiếng Na Uy  ☕   📲     kaffe
ne  📚   Tiếng Nepal  ☕   📲     कफी   (Kaphī)
ru  📚   Tiếng Nga  ☕   📲     кофе   (kofe)
ja  📚   Tiếng Nhật  ☕   📲     コーヒー   (Kōhī)
ps  📚   Tiếng Pashto  ☕   📲     قافله   (coffee)
fr  📚   Tiếng Pháp  ☕   📲     café
fi  📚   Tiếng Phần Lan  ☕   📲     kahvi
pa  📚   Tiếng Punjab  ☕   📲     ਕੌਫੀ   (Kāphī)
ro  📚   Tiếng Rumani  ☕   📲     cafea
sm  📚   Tiếng Samoa  ☕   📲     kofe
cs  📚   Tiếng Séc  ☕   📲     káva
sr  📚   Tiếng Serbia  ☕   📲     кафу
st  📚   Tiếng Sesotho  ☕   📲    kofi 
sn  📚   Tiếng Shona  ☕   📲     coffee
sd  📚   Tiếng Sindhi  ☕   📲     ڪافي   (coffee)
si  📚   Tiếng Sinhala  ☕   📲     කෝපි   (kōpi)
sk  📚   Tiếng Slovak  ☕   📲     káva
sl  📚   Tiếng Slovenia  ☕   📲     kavo
so  📚   Tiếng Somali  ☕   📲     qaxwaha
su  📚   Tiếng Sunda  ☕   📲     kopi
sw  📚   Tiếng Swahili  ☕   📲     kahawa
tg  📚   Tiếng Tajik  ☕   📲     қаҳва   (qahva)
ta  📚   Tiếng Tamil  ☕   📲     காபி   (Kāpi)
es  📚   Tiếng Tây Ban Nha  ☕   📲     café
te  📚   Tiếng Telugu  ☕   📲     కాఫీ   (Kāphī)
th  📚   Tiếng Thái  ☕   📲     กาแฟ   (Kāfæ)
tr  📚   Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ  ☕   📲     kahve
sv  📚   Tiếng Thụy Điển  ☕   📲     kaffe
zh-CN  📚   Tiếng Trung (Giản Thể)  ☕   📲     咖啡   (Kāfēi)
zh-TW  📚   Tiếng Trung (Phồn thể)  ☕   📲     咖啡   (Kāfēi)
uk  📚   Tiếng Ukraina  ☕   📲     кава   (kava)
ur  📚   Tiếng Urdu  ☕   📲     کافی   (coffee)
uz  📚   Tiếng Uzbek  ☕   📲     qahva
vi  📚   Tiếng Việt  ☕   📲     cà phê
cy  📚   Tiếng Xứ Wales  ☕   📲     coffi
it  📚   Tiếng Ý  ☕   📲     caffè
yi  📚   Tiếng Yiddish  ☕   📲     קאַווע   (kave)
yo  📚   Tiếng Yoruba  ☕   📲     kofi
zu  📚   Tiếng Zulu    ☕   📲     ikhofi



Cách gọi Cà phê, coffee, hay: caffé, kafé, cafe, càfê, càfe, caffe …

Cách gọi Cà phê, coffee, hay: caffé, kafé, cafe, càfê, càfe, caffe …

Nguồn gốc và lịch sử cà phê bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ 10. Nguồn gốc cà phê nguyên thủy được cho là xuất phát từ Ethiopia . Bằng chứng chứng minh sớm nhất về việc uống cà phê hoặc kiến thức về cây cà phê là từ thế kỷ 15, trong các tu viện Sufi của Yemen, Hồi ấy nó giúp người Hồi giáo Sufi thức khuya để cầu nguyện . Tới thế kỷ 16, nó đã đến phần còn lại của Trung Đông, Nam Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi  và đến Bắc Phi. Cà phê sau đó tiếp tục được nhân giống tới Balkans, Ý và các nước còn lại của Châu Âu, tiếp tục đến Đông Nam Á và sau đó đến Mỹ.
Từ "Coffee" bước vào ngôn ngữ tiếng Anh vào năm 1582, nhưng trước đó có rất nhiều quốc gia, nhiều vùng đã có cách gọi về cà phê khác nhau như:
Hà Lan – cà phê được gọi là “koffie”.
Thổ Nhĩ Kỳ: “kahve”
tiếng Ý “caffé”
Tiếng pháp: “café” 
Việt Nam Cà phê đã được người Pháp mang sang trồng chính thức với quy mô lớn từ những năm 1857, vì vậy “cà phê” Tiếng Việt, có nguồn gốc từ chữ “café” trong tiếng Pháp
Ngoài ra cà phê còn có một số tên gọi khác như: Kafé, Cafe, Càfê, Càfe, Caffe … là những kiểu viết cách điệu khác, tuy không được xuất hiện trong các từ điển chính thống, nhưng mọi người đều hiểu chúng cùng nghĩa với từ Café - coffee - cà phê.
Có thể nói rất nhiều ngôn từ về cà phê, sự đa dạng trong cách nói, cách viết, cách đặt tên chỉ là minh chứng cho độ phủ sóng của thứ đồ uống có tuổi đời hàng nhiều thế kỷ, và mê hoặc hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Và riêng ở Việt Nam, một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới, thì ngôn ngữ, cách nói cách viết về cà phê lại còn đa dạng hơn, nhiều cách gọi cà phê theo cách Việt hóa hay ... tiếng Việt lai căn. 
Người Việt vào quán cà phê có thể gọi rất nhiều thứ theo ý thích, như: “ cho một cà phê sữa đá”, hay có thể nói rút gọn lại, nhưng chủ quán vẫn hiểu và bưng ra cho bạn đúng ly cà phê bạn cần. “cho một sữa đá, cho một đen đá, đen nóng, hay nâu đá, hoặc đen đá Sài Sòn” .v.v. và .v.v. nhưng tất cả đều được hiểu là cà phê.
Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cũng rất dễ dàng gọi cà phê dù họ không hề biết tiếng Việt. Chỉ đơn giản là coffee, café. Hoặc những quán cà phê pha máy, những quán cà phê phục vụ theo cách uống của người châu âu, họ có thể gọi rất nhiều thứ như: 
o Espresso
o Double Espresso
o Short Macchiato
o Long Macchiato
o Ristretto
o Long Black
o Café Latte
o Cappuccino
o Flat White
o Piccolo Latte
o Mocha
o Affogato
Cách gọi Cà phê, coffee, hay: caffé, kafé, cafe, càfê, càfe, caffe …

Chỉ một từ cà phê, nhưng khi được nghệ nhân pha chế thành ly cà phê, sẽ có rất nhiều tên gọi khác nhau, với phong cách, mùi vị, cách trang trí và thưởng thức cũng hoàn toàn khác nhau.
Nhiều lúc ngồi nhâm nhi ly cà phê, có thể bạn tự nhủ: cà phê, coffee hay: koffie, kahve, caffé, kafé, cafe, càfê, càfe, caffe …  nhỉ?. Thực chất thì điều đó không quan trọng, dù bạn hay ai có gọi như thế nào thì nó vẫn là cà phê, có hay không chính có nhiều cách gọi về cà phê lại tạo thêm nhiều ý tưởng, tô điểm thêm nhiều nét văn hóa uống cà phê, cà phê sẽ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú hơn.
Hãy tận hưởng thôi và nhấm nháp một ly cà phê cho thật đã, thả hồn theo những bản nhạc trữ tình, nhẹ nhàng sâu lắng, tận hưởng những giây phút thanh bình, tích tụ năng lượng cho một hành trình dài phía trước …

nguoi-viet-chua-nhan-biet-duoc-ly-ca-phe-nguyen-chat

Người Việt chưa nhận biết được ly cà phê Nguyên chất

Đa số người Việt uống cà phê theo thói quen và có chung nhận định ly cà phê ngon là ly cà phê phải phải đen, càng đen càng tốt, hương thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn. Uống cà phê thì phải càng đắng càng tốt. nước cà phê phải thật sánh, sền sệt. Uống cà phê đen đá thì cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành cốc”… Cà phê phải có bọt, bọt càng nhiều càng ngon, có người còn có gu ly cà phê đánh lên như "bọt xà bông" thì mới gọi là sành điệu.
Nhưng thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Ly cà phê nguyên chất luôn có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, tùy theo cà phê hạt được rang vừa hay rang đậm. Mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng của cà phê – Nếu bạn đã từng rang cà phê sẽ hiểu được mùi cà phê là như thế nào. Cà phê có vị đắng và cả vị chua thanh. Cà phê nguyên chất khi đánh lên có một lớp bọt và nhanh chóng bị xẹp xuống, đặc biệt bọt cà phê không bám thành cốc. Nước cà phê loãng, sánh nhẹ khi pha với đường hoặc sữa.
Qua phóng sự của phóng viên VTV, đã tạo một cuộc thử nghiệm đối với người tiêu dùng; với 03 loại cà phê:
1. Cà phê nguyên chất 100%;
2. Cà phê bột của một thương hiệu cà phê của Việt Nam;
3. Cà phê bột mua bất kỳ tại một cửa hàng tạp hoá.
Kết quả rất đáng buồn về việc nhận biết ly cà phê nguyên chất. Chỉ 1/3 trong số những người thử cà phê nhận biết được đâu là ly cà phê nguyên chất thực sự.
Tuy nhiên, thực tế để nhận biết được một ly cà phê nguyên chất là một điều không đơn giản đối với người tiêu dùng. Để có thể thưởng thức được cà phê nguyên chất, lời khuyên chân thành nhất cho tất cả người tiêu dùng đó là:
* Một là các bạn nên đến những quán cà phê rang xay tại chỗ để thưởng thức, vừa tận mắt chứng kiến cà phê được rang lên và pha ra để thưởng thức và vừa đảm bảo cho sức khoẻ của bạn.

* Hai là các bạn tự rang cà phê hoặc mua cà phê hạt rang sẵn rồi xay ra, tự pha chế, thưởng thức tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn.
Nguồn VTV
xu-huong-thuong-thuc-ca-phe-nguyen-chat-no-ro

Xu hướng thưởng thức cà phê nguyên chất nở rộ

THỰC TRẠNG:
Trong thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng, các ngành chức năng liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều cơ sở chế biến cà phê “độn” đủ loại tạp chất, hóa chất, tẩm hương vị không rõ nguồn gốc, xuất xứ; phanh phui tình trạng sử dụng tinh cà phê hoá chất biến nước lọc thành ly cà phê mà không cần qua pha chế cà phê … Những việc này hết sức nguy hại đến sức khỏe hàng ngày của người tiêu dùng.

Cà phê bẩn, trộn tạp chất - cà phê hoá chất trên các phương tiện thông tin đại chúng
Cà phê bẩn, trộn tạp chất - cà phê hoá chất trên các phương tiện thông tin đại chúng

THAY ĐỔI THÓI QUEN:
Trước thực trạng đáng báo động như trên, thì đa số người tiêu dùng thực sự rất hoang mang. Trong khi hiện nay, với kinh tế ngày càng phát triển, mức sống được cải thiện, thông tin được cập nhật liên tục hàng ngày, không có lí do gì mà con người không chăm lo, cải thiện và nâng cao sức khoẻ của bản thân. Chính vì thế, nhiều người tiêu dùng đã chủ động tìm đến xu hướng thưởng thức cà phê nguyên chất, đầu tiên là để đảm bảo sức khỏe, tiếp đến là để thưởng thức được hương vị thật của cà phê nguyên thuỷ - “chỉ đơn giản là cà phê”, mà bấy lâu nay có khi rất, rất nhiều người chưa từng được nếm qua.
 Theo nhiều người sành uống cà phê, thì cà phê nguyên chất uống lần đầu sẽ không cảm thấy ngon nhưng nếu uống vài lần sẽ nhận thấy rõ sự khác biệt với cà phê tạp chất, hoá chất. Bởi Cà phê nguyên chất có màu nâu cánh gián, loãng, hương thơm, vị đắng dịu và chua thanh.
Những người chưa quen uống cà phê nguyên chất, rất dễ bị say, do bị kích thích thần kinh. Nhất là uống cà phê nguyên chất khi bạn đang đói. Lúc này cơ thể bạn sẽ có cảm giác choáng váng và bị nôn nao, người bạn sẽ nóng, tim đập nhanh, mặt có cảm giác đỏ và nóng dần lên. Bạn thấy những tiếng động xung quanh vang hơn bình thường, hành động cũng chậm chạp hơn.
Tuy nhiên, khi đã uống quen cà phê nguyên chất thì rất khó uống lại được cà phê độn tạp chất, hoá chất.

Người tiêu dùng chủ động tìm và thưởng thức cà phê nguyên chất
Người tiêu dùng chủ động tìm và thưởng thức cà phê nguyên chất


QUY LUẬT CUNG – CẦU:
Đáp ứng nhu cầu trên, các quán cà phê rang xay tại chỗ, cà phê nguyên chất cũng được dịp nở rộ. Một xu hướng tiêu dùng cà phê nguyên chất đang dần được hình thành. Bắt đầu từ các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh; rồi tiếp theo đó là hàng loạt các quán cà phê nguyên chất được hình thành trên các tỉnh thành của cả nước, sau đó tiếp tục dần hình thành tại các quận, huyện, xã, thị trấn …
Các quán cà phê đã trang bị cà phê nguyên hạt và máy rang xay cà phê tại chỗ cho khách thưởng thức. Khách hàng đến quán có thể tận mắt chứng kiến quy trình rang xay, pha chế cà phê để đảm bảo được thưởng thức cà phê sạch nguyên chất.      
Điều quan trọng nhất là người tiêu dùng được trực tiếp trải nghiệm quy trình rang, xay nên yên tâm hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các quán cà phê đã trang bị cà phê nguyên hạt và máy rang xay cà phê tại chỗ cho khách thưởng thức
Các quán cà phê đã trang bị cà phê nguyên hạt và máy rang xay cà phê tại chỗ cho khách thưởng thức

Không chỉ các quán cà phê, mà một số gia đình hay uống cà phê cũng tự trang bị máy rang xay cà phê loại nhỏ để tự làm cà phê nguyên chất theo sở thích. Theo nhiều người thích uống cà phê tại nhà nhận định: dùng cà phê tự xay vừa rẻ, an toàn, lại đảm bảo cà phê thật, chất lượng.

Gia đình tự trang bị máy rang xay cà phê loại nhỏ để tự làm cà phê nguyên chất theo sở thích
Gia đình tự trang bị máy rang xay cà phê loại nhỏ để tự làm cà phê nguyên chất theo sở thích

LỜI KẾT

Xu hướng uống cà phê nguyên chất của người tiêu dùng sẽ từng bước tạo nên thị trường cà phê của Việt Nam thêm đa dạng, phong phú và đầy tiềm năng.  Điều này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đến cuộc sống, thu nhập và kinh tế của những người nông dân, công nhân, các tổ chức, cá nhân chuyên sản xuất, kinh doanh cà phê của Việt Nam – Một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai trên thế giới.
ca-phe-ban-ca-phe-hoa-chat-va-nguy-co-gay-ung-thu

Cà phê bẩn, cà phê hóa chất và nguy cơ gây ung thư


Rất khó để xác định được thật giả của cà phê, nhất là đối với những người đi uống vì thói quen, rành lắm thì cũng chỉ biết đến ngon hay không ngon; còn xuất xứ của những loại cà phê này thì chỉ có những người trong nghề mới biết rõ.
CÀ PHÊ BẨN | CÀ PHÊ HOÁ CHẤT ĐỘC HẠI | VÀ NGUY CƠ MANG BỆNH CHO NGƯỜI TIÊU DÙNG

Phần nào những ly cà phê chúng ta uống hàng ngày đã không còn an toàn, bởi màu sắc, mùi vị cà phê, tất cả được tạo nên bởi nguyên liệu, hoá chất, hương liệu trộn vào và nó gây hại cho sức khoẻ người tiêu dùng. Nguồn nguyên liệu bẩn, cháy khét, hoá chất độc hại quy tụ vào ly cà phê chúng ta uống hàng ngày, không biết sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng ra sao? . Hãy xem video này để biết được thực hư ly cà phê là như thế nào nhé.

Nguồn: VTV1

Xem thêm: Bên Trong Nơi Sản Xuất Cà Phê Bẩn Bằng Đậu Tương

ben-trong-noi-san-xuat-ca-phe-ban-bang-dau-tuong

Bên trong nơi sản xuất cà phê bẩn bằng đậu tương

Chỉ 30% là hạt cà phê, phần còn lại là đậu tương, bắp, vỏ cà phê và chất tạo bọt trộn lẫn vào nhau, sau đó rang lên và đóng gói ra thị trường với giá 100.000 đồng/ký.
Xem thêm: 'Tinh Chất' Biến Nước Lã Thành Cà Phê



'Tinh chất' biến nước lã thành cà phê

Không cần công thức pha chế bột bắp + bột đậu nành cháy + hương liệu để làm nên những ly cà phê bẩn, giờ chỉ cần vài giọt "tinh chất cà phê", người ta có thể biến nước lã thành ly "cà phê" thơm lừng.

tinh-chat-bien-nuoc-la-thanh-ca-phe-1

Hóa chất cà phê đậm đặc được bày bán tại chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM


“1 lít pha được dăm chục lít cà phê nước”

Một tài khoản Facebook có tên “cửa hàng hóa chất Kim Biên” đăng công khai bán cà phê pha sẵn với giá 150.000 đồng/5 lít với lời quảng cáo: “Thơm ngon nức mũi. Siêu lợi nhuận. Có 3 mùi: robusta, moka và Brazil. Phù hợp cho căn tin trường học, bệnh viện, quán. Có thể đổ ra bán liền. Mua 10 bình trở lên có chiết khấu. Tìm đại lý ở tỉnh”. Theo nội dung quảng cáo này, mỗi ly cà phê bán vỉa hè với giá 10.000 - 12.000 đồng, chưa tính tiền đá và đường thì giá “đầu vào từ nhà cung cấp” này khoảng 1.300 đồng/ly. Sau đó không lâu, tài khoản Facebook này lại có thông báo ngưng sản xuất loại 5 lít do vận chuyển hơi cồng kềnh. Thay vào đó là loại bình 2 lít cà phê đậm đặc với công thức 8X. Tức là 1 lít sẽ pha thành 8 lít cà phê nước để bán.
Thực tế, “đại dịch” cà phê từ hóa chất vẫn đang hoạt động công khai tại chợ hóa chất Kim Biên (Q.5, TP.HCM). Trên đường Vạn Tượng, bên hông chợ Kim Biên, khi nghe khách hỏi cà phê pha sẵn, thanh niên mặc áo thun đỏ ngồi trước sạp hóa chất X nói không có pha sẵn nhưng có đủ hương liệu để tự pha. Nói đoạn, thanh niên này nhanh nhẹn ra dẫn xe và hướng dẫn khách vào hẳn bên trong sạp để chọn. Bà Xuân chủ sạp giới thiệu loại bình nhựa 1 lít, gọi là “cà phê chấm”. Nhìn kỹ, đây là chai nước đen đậm đặc mùi cà phê, mà theo bà Xuân hướng dẫn, chỉ cần “chấm vài giọt” vào ly nước lã, đã có ngay ly cà phê không khác gì cà phê thật. Bên ngoài chai nhựa này có in nhãn “tinh chất cà phê” với đủ mùi: robusta, moka, Brazil… Bà Xuân cho biết mua nguyên lít giá 380.000 đồng, còn mua lẻ 50.000 đồng/chai 100 gr. Bà nói: “Ở đây toàn bán loại nguyên chất, 1 lít pha được dăm chục lít cà phê nước. Em lấy nguyên lít cho lợi, bán từ đây đến Noel gì mà không hết. Người ta toàn mua chị thùng 12 lít, chứ vài lít nhằm nhò gì. Chỉ cần vài “chấm” (giọt) là có ly cà phê thơm lừng rồi. Mấy quán cà phê văn phòng toàn lấy loại này, hương cà phê "thật" mà lời nhiều”.
Nằm cuối đường Vạn Tượng, tại một sạp hàng lớn hơn cũng chuyên kinh doanh hóa chất công nghiệp, hóa chất thực phẩm, hương liệu, bột màu, cà phê, bơ sữa…, người bán tỏ ra thận trọng hơn khi được hỏi về nguyên liệu cà phê. Người này cho biết chỉ bán hương liệu cà phê bột của ngoại giá 1,2 triệu đồng/kg và loại giả cà phê moka là 300.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi chúng tôi trở lại lần sau với bộ dạng của một người bán cà phê cóc cho giới văn phòng tại Q.3, có nhu cầu mua số lượng lớn và thường xuyên, người bán đưa ra thùng nhựa trắng loại 5 lít, không nhãn mác, đựng nước hương liệu cà phê bán với giá 180.000 đồng/lít, mua lẻ 20.000 đồng/chai 100 gr. “Bán cà phê mang đi loại 10.000 - 12.000 đồng/ly thì lấy loại này là hợp nhất. Nó có mùi y như cà phê rang xay. Còn loại đậm tuy chỉ nhỏ vài giọt nhưng mùi đậm, giống cà phê bột bắp, đậu nành, nhiều khách hàng không thích”, người bán phân tích và cho biết, với loại 180.000 đồng/lít này, có thể pha được hơn 200 ly cà phê. Với giá này, tính ra mỗi ly cà phê kiểu “chấm vài giọt” này chỉ khoảng 900 đồng/ly. Theo người bán, nếu mua số lượng từ 5 lít, giá sẽ giảm hơn nữa.
Gần ngay đó, khi chúng tôi ghé qua tìm cà phê bỏ mối cho quán cóc, một chủ sạp nhanh nhẩu đưa ra một chai "tinh chất cà phê" giống như chai ở sạp hóa chất X với giá "làm quen" 400.000 đồng/lít. Nhưng đây chưa phải giá rẻ nhất bởi chỉ cách đó 2 sạp, người bán cho biết có loại còn rẻ hơn, chỉ bằng một nửa giá nhưng nếu "mua chắc chắn mới vào kho lấy".


tinh-chat-bien-nuoc-la-thanh-ca-phe-2



tinh-chat-bien-nuoc-la-thanh-ca-phe-3

"Chỉ cần vài “chấm” (giọt) là có ly cà phê thơm lừng rồi. Mấy quán cà phê văn phòng toàn lấy loại này, hương cà phê "thật" mà lời nhiều" - Bà Xuân, chủ sạp tại chợ hóa chất Kim Biên


“Không độc thì báo chí đâu có rảnh tốn giấy mực nói hoài vậy ?”

Cơ sở cung cấp “tinh chất cà phê” loại đậm đặc này được in ngoài chai là tại một địa chỉ ở đường Minh Phụng, Q.6, TP.HCM. Tuy nhiên, theo bà Xuân, tất cả chỉ được đóng gói tại VN, còn lại là hàng nhập từ nước ngoài về. “Ba cái hóa chất này đều có công thức từ lâu đời của “tụi” Trung Quốc, làm gì đến lượt mình. Mấy cơ sở ở VN chỉ là nhập về đóng gói thôi. Cái này là tôi nói thật”, bà Xuân tiết lộ. Còn người bán hàng cuối đường Vạn Tượng đặt câu hỏi ngược lại khi được hỏi hóa chất làm từ hương liệu này có độc không. “Không độc thì báo chí đâu có rảnh tốn giấy mực nói hoài vậy?”, người bán nói thẳng thừng.
Trên tài khoản Facebook “cửa hàng hóa chất Kim Biên”, trả lời thắc mắc của nhiều người, chủ trang này cũng công khai: “30.000 đồng/lít không hóa chất công nghiệp thì là cái gì? Hàng của tôi tiện lợi, về đổ ra bán liền cho khách lại rẻ nữa”. Chủ trang Facebook này cũng cho rằng, loại cà phê hóa chất pha sẵn này giúp người bán không cần suy nghĩ công thức pha chế thế nào cho có vị đặc trưng. Cứ tính toán pha lẫn 3 hương vị thế nào cho có vị đặc trưng là được.
Ông Hải, chủ quán cà phê cóc trên đường Lạc Long Quân (Q.Tân Bình, TP.HCM), cho biết cà phê rang xay thật, người bán mua với giá từ 150.000 đồng/kg là đã có lời. “Một ly cà phê bán tại quán có giá nguyên liệu cà phê thật từ 4.000 đồng/ly, tính thêm đường và đá 1.000 đồng nữa, tổng cộng là 5.000 đồng. Nếu bán giá từ 10.000 - 12.000 đồng/ly ở quán cóc này, đã một lời một rồi. Những người muốn một lời mười mới mua ba cái thứ hóa chất giết người để bán như vậy”, ông Hải khẳng định.
Với lọ "tinh chất cà phê" chúng tôi mua trên đường Vạn Tượng, ông Hải pha thử vài giọt với nước. Ngay lập tức, ly nước chuyển sang màu nâu cánh gián và có mùi cà phê. Sau khi ngửi ly nước, ông Hải nhận xét: “Tôi hoàn toàn có thể nhận biết được cà phê đểu vì mùi hắc hơn. Nếm thử thì thấy vị đắng chát nóng đầu lưỡi chứ không giữ vị ngọt hậu như cà phê nguyên chất. Tuy nhiên, với người uống bình thường, rất khó nhận ra khác biệt này. Đặc biệt, nhiều người bán còn phù phép thêm dăm hóa chất khác như phẩm nhuộm vải sợi màu đen, chất tạo bọt sodium lauryl, caramel… thì người tiêu dùng “mù” hoàn toàn. Cứ thế mà nghiện”.
Xem thêm: Cà Phê Bẩn, Cà Phê Hóa Chất Và Nguy Cơ Gây Ung Thư

Tích tụ dần và phá hủy một số chức năng gan, dạ dày

Theo Hội Hóa học TP.HCM, “tinh chất cà phê” chế biến sẵn chủ yếu làm từ hóa chất công nghiệp, chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại như chì, thủy ngân... rất hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Nếu sử dụng thường xuyên, sẽ tích tụ dần và phá hủy một số chức năng gan, dạ dày, tiền căn của bệnh ung thư.
BS Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Phó khoa Dinh dưỡng an toàn thực phẩm cho biết, những tinh chất tạo bọt làm hấp dẫn cho ly cà phê là sodimum, lauryl sunfate, nghiêm cấm dùng trong thực phẩm. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, đây là chất độc không được ăn, uống, hút vào cơ thể người. Nếu sử dụng sẽ gây tổn hại cho đường ruột và gan.

can-som-ban-hanh-quy-chuan-cho-ca-phe-viet-nam

Cần sớm ban hành quy chuẩn cho cà phê bột, cà phê hòa tan tại Việt Nam

Nhân Tháng quảng bá và thử nếm cà phê thật, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã chính thức đề nghị các Bộ ngành cần sớm ban hành quy chuẩn về chất lượng cà phê hòa tan, cà phê bột, những cơ sở kinh doanh cà phê không đảm bảo quy chuẩn sẽ bị xử lý.

Theo anh Nguyễn Lê Tùng, người kinh doanh cà phê tại Hà Nội, người Hà Nội ít được uống cà phê thật. Tự tìm nguồn cung, tự rang xay cà phê, tự chế biến nên có đến 90% số quán cà phê sử dụng cà phê độn - nghĩa là cà phê được cho thêm đậu nành, ngô, hương liệu tạo mùi, tạo bọt và thậm chí cả nước mắm. Khi cà phê độn đã định hình khẩu vị của người uống thì rất khó thay đổi.

“Đa số người dùng cà phê là cà phê độn, nhưng ít người biết. Sau một quá trình dài khẩu vị sai, giờ quay lại uống cà phê nguyên chất thì thấy vị rất khác, vô hình trung người uống lại cho rằng đó không phải là cà phê thật”, anh Nguyễn Lê Tùng, Ba Đình, Hà Nội nói.

Kỳ vọng sớm có chuẩn cho cà phê bột để người thưởng thức được uống những ly cà phê thơm ngon và bảo đảm sức khỏe.
Ngay tại thủ phủ cà phê Đăk Lăk, khảo sát cà phê bột của 30 cơ sở chế biến cho thấy: 73% cơ sở sử dụng đậu nành, 46% dùng thêm ngô, gần 7% dùng thêm đậu đỏ, thậm chí có hơn 3% cơ sở sử dụng nước mắm trong pha trộn.
Vì cà phê độn mà hiện cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam mới chỉ đạt 7%, một con số quá thấp so với lượng xuất khẩu hàng năm trên 1 triệu tấn. 10 năm tới, ngành cà phê đặt mục tiêu tăng mức tiêu thụ nội địa lên 15% bằng công nghệ rang xay, chế biến và các hình thức nâng cao hiểu biết về cà phê thật cho người tiêu dùng.
Xem thêm: Bên Trong Nơi Sản Xuất Cà Phê Bẩn Bằng Đậu Tương
Ông Nguyễn Viết Vinh, Tổng thư ký Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam kỳ vọng: “Đây là một thị trường rất lớn, nếu chúng ta khai thác thành công thì sẽ góp phần nâng giá thành trong nước mà nhiều năm qua xuất khẩu của chúng ta chưa thể làm được”.
Còn anh Thạch Mai Long, công ty cà phê Mê Trang thì lạc quan cho rằng: “Bộ Nông nghiệp đã vừa đưa ra quy tắc về cà phê thật (nghĩa là sẽ có 1% cafein có sẵn). Từ quy chuẩn này, chúng tôi sẽ có những giải pháp để giúp người tiêu dùng nhận biết”.
Hiện theo quy định, tiêu chí bắt buộc đối với cà phê bột hàm lượng cafein là 1%, tuy nhiên thực tế rất khó xử lý các cơ sở vi phạm khi họ có sử dụng các chất phụ gia, các loại hạt để độn, nhưng hàm lượng cafein vẫn đảm bảo 1%. Bởi vậy theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, cần sớm ban hành các quy chuẩn quốc gia về cà phê bột và cà phê hòa tan, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và kích cầu tiêu dùng nội địa.


Theo nguồn VTV1